THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ NHÀ XƯỞNG - CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Nhà xưởng, nhà máy sản xuất, công trình xây dựng,… là tài sản thường thấy của các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, logistics, thương mại điện tử…Thẩm định giá trị nhà xưởngcông trình xây dựng,… là hoạt động phổ biến trong lĩnh vực định giá doanh nghiệp đáp ứng các mục đích: thế chấp vay vốn, góp vốn đầu tư, chứng minh năng lực tài chính…

I. Nhà xưởng là gì?

Nhà xưởng, nhà máy hay nhà kho là loại công trình xây dựng dạng nhà công nghiệp, có diện tích – sức chứa với quy mô lớn hơn so với nhà ở, cửa hàng hay văn phòng làm việc thông thường. Nhà xưởng, nhà máy là nơi tập trung đông đảo lượng lao động công nhân hoặc các máy móc, dây truyền sản xuất, nguyên liệu đầu vào phục vụ một quy trình sản xuất nhất định của doanh nghiệp.

Vì không phải được thiết kế xây dựng để ở nên nhà xưởng, nhà máy, nhà kho có những đặc thù riêng về thiết kế  và các hạ tầng phụ trợ như:  điện, nước, phòng cháy chữa cháy, xử lý chất thải, thông gió…

Các loại nhà xưởng, nhà máy sản xuất

Việc phân loại nhà xưởng, nhà máy sản xuất, nhà kho được thực hiện dựa trên nhiều góc độ khác nhau như: công năng sử dụng, đặc điểm kỹ thật – vật liệu xây dựng, khu vực xây dựng…

Phân loại Nhà xưởng theo đặc điểm kỹ thuật, vật liệu xây dựng bao gồm:

  • Nhà xưởng bằng kèo thép hay còn được gọi là nhà xưởng tiền chế: Khác với nhà xưởng thi công bằng bê tông cốt thép, nhà xưởng tiền chế được lắp dựng hoàn toàn bằng kết cấu thép. Cụ thể: Toàn bộ phần cột, xà, dầm đều bằng kèo thép. Phần móng thì vẫn là bê tông, cốt thép. Tiêu chuẩn về độ dày của tường gạch thì vẫn từ 10 – 20cm, cao từ 2,2 – 2,8m. Phần tường từ 2,8m trở lên có thể dùng tôn làm thành các vách ngăn tùy theo thiết kế của nhà xưởng. Mái nhà xưởng bằng kèo thép sử dụng  tôn chuyên dụng cách nhiệt.
  • Nhà xưởng bằng bê tông, cốt thép: Đây là loại nhà xưởng tương đối phổ biến và được sử dụng từ khá lâu trước đây. Toàn bộ nhà xưởng, từ phần móng, cột, dầm đều được đổ bê tông cốt thép. Phần tường xây bằng gạch hoặc vật liệu không nung, có độ dày tùy vào thiết kế. Phần mái được làm từ tôn màu mạ kẽm có dán cách nhiệt, chống cháy, chống ồn chuyên dụng. Loại nhà xưởng này sử dụng xà gồ đên hoặc mạ kẽm.

Phân loại nhà xưởng theo công năng, mục đích sử dụng:

  • Nhà xưởng không có văn phòng: Đây là loại nhà xưởng chủ yếu gồm công nhân, dây chuyền máy móc để đảm bảo mục đích sản xuất, nhằm tạo ra thành phẩm như sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí, điện tử, thực phẩm, hóa mỹ phẩm…
  • Nhà xưởng sản xuất kết hợp với văn phòng: Đây là loại nhà xưởng được phân chia thành 2 khu chức năng là xưởng sản xuất và văn phòng. Việc xây dựng nhà xưởng, nhà máy kết hợp với văn phòng sẽ mang lại cho doanh nghiệp khá nhiều lợi ích như: Tiết kiệm được chi phí đầu tư nhờ việc tận dụng diện tích nhà xưởng kết hợp làm văn phòng; Giúp cho các doanh nghiệp linh hoạt hơn trong quá trình vận hành; Phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Phân loại Nhà xưởng, nhà máy theo yêu cầu: Nhà xưởng theo yêu cầu cụ thể của các doanh nghiệp nhằm phục vụ các hoạt động, sản xuất trong những ngành nghề đặc thù. Với loại nhà xưởng, nhà kho theo yêu cầu sẽ giúp giảm thiểu chi phí đầu tư, tối ưu hóa công năng sử dụng, thời gian thi công nhanh, phù hợp với tình hình tài chính của từng doanh nghiệp.

II. Công trình xây dựng là gì?

Công trình xây dựng là  sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.

Phân loại công trình xây dựng: 

Theo Nghị định 46/2015 NĐ-CP của Chính Phủ, công trình xây dựng sẽ được phân loại thành các loại sau:

Công trình dân dụng: gồm nhà ở và công trình công cộng

  • Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ
  • Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa; công trình giáo dục; công trình y tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách; nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh, phát sóng truyền hình; nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại.

Công trình công nghiệp gồm: công trình khai thác than, khai thác quặng; công trình khai thác dầu, khí; công trình hoá chất, hóa dầu; công trình kho xăng, dầu, khí hoá lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ khí, chế tạo; công trình công nghiệp điện tử - tin học; công trình năng lượng; công trình công nghiệp nhẹ; công trình công nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.

Công trình giao thông gồm: công trình đường bộ; công trình đường sắt; công trình đường thủy; cầu; hầm; sân bay.

Công trình thủy lợi gồm: hồ chứa nước; đập; cống; trạm bơm; giếng; đường ống dẫn nước; kênh; công trình trên kênh và bờ bao các loại.

Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: công trình cấp nước, thoát nước; nhà máy xử lý nước thải; công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rác thải; công trình chiếu sáng đô thị.

III. Mục đích thẩm định nhà xưởng, công trình xây dựng

  • Mua bán, chuyển nhượng.
  • Vay vốn ngân hàng.
  • Góp vốn liên doanh.
  • Cổ phần hóa và thành lập doanh nghiệp.
  • Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp.
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại.
  • Hoạch toán kế toán, tính thuế.
  • Tư vấn và lập dự án đầu tư.

IV. Hồ sơ thẩm định nhà xưởng cần chuẩn bị:

  • Quyết định phê duyệt dự án đầu tư
  • Quyết định phê duyệt tổng mức đầu tư
  • Quyết định phê duyệt dự toán
  • Báo cáo nghiên cứu khả thi, tiến khả thi
  • Hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công
  • Hồ sơ dự toán công trình
  • Hồ sơ nghiệm thu từng giai đoạn, nghiệm thu toàn bộ (nếu có)
  • Bản vẽ hoàn công (nếu có)
  • Hồ sơ quyết toán công trình
  • Biên bản, hồ sơ có liên quan khác.

V. Phí thẩm định giá nhà xưởng, công trình xây dựng

Phí thẩm định giá nhà xưởng, nhà máy, nhà kho, công trình xây dựng là chi phí cần có để thuê công ty thẩm định giá độc lập có đủ điều kiện pháp lý và năng lực thực hiện hoạt động thẩm định giá nhà xưởng đó. Thông thường phí thẩm định giá nhà xưởng, nhà máy sản xuất được tính theo hai cách:

  • Một là số phần trăm (%) nhân với tổng giá trị của nhà xưởng đó (sau khi sơ bộ) cộng với chi phí phát sinh như: công tác phí, phí kiểm nghiệm (nếu có), thuế giá trị gia tăng..
  • Hai là phí thẩm định trọn gói theo thỏa thuận của doanh nghiệp và công ty thẩm định giá

Với quy trình thực hiện nhanh chóng, chất lượng, dịch vụ tư vấn miễn phí, chi phí thẩm định phù hợp, thông tin bảo mật, cùng với nguồn dữ liệu giá đáng tin cậy, SunValue sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất cho Khách hàng.

SunValue là đơn vị thẩm định giá uy tín, độc lập, với 21 năm hình thành và phát triển, là đơn vị Thẩm định giá Bất Động Sản Hàng Đầu Việt Nam, thương hiệu Dẫn đầu Việt Nam 2023, thương hiệu mạnh Asian 2020, tiên phong ứng dụng công nghệ trong thẩm định giá, giúp theo dõi biến động giá bất động sản, hoàn thiện dữ liệu giá,… phục vụ cho mục đích đầu tư, vay vốn, mua bán & sáp nhập doanh nghiệp, cổ phần hóa, xử lý nợ, du học định cư….

SunValue – Thương hiệu quốc gia có đóng góp tích cực vào sự phát triển ngành thẩm định giá tại Việt Nam.

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ:

  • Hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch toàn quốc xem TẠI ĐÂY
  • Hotline: 081 519 8877
  • Email: contact@sunvalue.vn

  • Tags:

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & THẨM ĐỊNH QUỐC TẾ ĐÔNG DƯƠNG


CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & THẨM ĐỊNH QUỐC TẾ ĐÔNG DƯƠNG

Địa chỉ: 15 Nguyễn Lương Bằng, P. Tân Phú, Quận 7, TP.HCM

Email: contact@sunvalue.vn

Điện thoại: 081 519 8877

Giấy phép kinh doanh số: 0314505121 Cấp ngày: 10/07/2017 - Sở Kế Hoạch & Đầu tư TP. HCM

Chịu trách nhiệm nội dung: Huỳnh Ngọc Trà My

ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL

Đăng ký nhận tin mỗi ngày

Chung nhan Tin Nhiem Mang